Cách sử dụng trái oliu trong chế biến món ăn

Từ lâu, mọi người vẫn quen thuộc với dầu ô liu vốn là một loại dầu thu được từ trái ô liu (Olea europaea, thuộc họ Oleaceae). Ô liu là một loại cây lương thực quan trọng ở Ý, Tây Ban Nha và đặc biệt là ở Hy Lạp và một số các nước khác xung quanh Địa Trung Hải. Có thể nói ô liu là một thực phẩm truyền thống của vùng Địa Trung Hải . Vị tự nhiên của quả ô liu rất cay và đắng, nhưng sau một thời gian dài được xử lý bằng cách ngâm trong muối, nó trở thành một thực phẩm ngon, có lợi cho sức khỏe.

Những chất dinh dưỡng có trong quả ôliu:

  • Ôliu chứa rất ít carbohydrate và là một nguồn axit béo không bão hòa đơn (axit oleic)
  • Lượng natri (một dạng muối) trong Ôliu cao.
  • Quả Ôliu có chứa nhiều vitamin E và hỗn hợp tocopherols
  • Ôliu rất giàu các khoáng chất như can-xi, sắt, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng, và sele.
  • Dầu Ôliu chứa nhiều phenol độc đáo và các hợp chất thơm, chẳng hạn như oleuropein và flavonoids.
  • Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như protein, Vitamin C, Vitamin K, Histidine, Isoleucine, Leucine, Phenylalanine và Methionine cũng có mặt trong quả ô liu.

Lợi ích sức khỏe từ quả ôliu

  • Quả Ôliu có chứa axit linoleic rất có lợi cho trẻ nhỏ. Với những trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ, bà mẹ cho con bú có thể bổ sung trái cây Ôliu trong chế độ ăn uống của mình.
  • Clo hiện diện trong trái cây Ôliu có thể cải thiện chức năng gan, cho phép loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Vitamin A, D, E, và K giúp tăng trưởng xương ở cả trẻ em và người lớn. Các Vitamin này có nhiều trong các loại quả Ôliu.
  • Hương vị đặc trưng và hương thơm của Ôliu được tạo nên từ Polyphenol. Polyphenol có lợi trong việc hạn chế mắc bệnh ung thư và cũng có tính chất chống viêm tốt.
  • Vitamin E và các chất chống oxy hóa trong Ô liu giảm nguy cơ tổn thương tế bào và viêm.

Hướng dẫn cách ăn quả oliu muối:

Oliu muối vẫn giữ được nguyên hương vị thơm ngon và đặc trưng cùng các chất dinh dưỡng vốn có. Tùy theo sở thích và khẩu vị mà sẽ có nhiều cách ăn quả oliu muối khác nhau. Hiện nay có 2 loại oliu xanh ngâm muối và oliu đen muối với trọng lượng hộp đa dạng.

  • Ăn trực tiếp: Không cần chế biến cầu kỳ, phức tạp, cách ăn quả oliu ngâm muối đơn giản nhất là ăn trực tiếp. Cách này sẽ giúp bạn thưởng thức được hương vị chua chua, mặn mặn đặc trưng của oliu ngâm muối. Quả oliu ngâm muối được dùng để khai vị là chuẩn nhất, mùi hương đặc trưng sẽ kích thích khứu giác và vị giác khiến bạn cảm thấy thèm ăn hơn, ngon miệng hơn.

  • Thêm vào salad: Thêm vào salad là một trong những cách ăn quả oliu ngâm muối được các chị em yêu thích để vừa đẹp da, vừa hỗ trợ giảm cân, giữ dáng hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt đôi quả oliu, trộn đều với salad mà mình yêu thích là được.
  • Ăn kèm với bánh mì, pizza: Thêm quả oliu ngâm muối vào bánh mì hoặc pizza để ăn kèm đều ngon, làm nhân bánh pizza

  • Làm các món chiên, hấp, xào như trứng chiên, kho, chả giò, gà nhồi..
  • Bạn cũng có thể cho quả oliu ngâm muối vào chiên trứng, kho chay hoặc làm chả giò, gà nhồi oliu … để tăng hương vị thơm ngon, lạ miệng của các món ăn.

Là thực phẩm có nhiều giá trị tốt cho sức khỏe, tuy nhiên là trái cây ngâm muối nên những ai bị bệnh và được bác sĩ khuyên hạn chế ăn muối thì nên hạn chế ăn, ăn với lượng nhỏ. Và quả được muối nên có độ mặn nhất định, khi chế biến các món ăn các bạn lưu ý bỏ ít muối so với bình thường nhé.

Bất cứ ai cũng có thể ăn quả oliu muối được, kể cả nam và nữ, người già và trẻ em. Ngoài tác dụng đặc biệt của nó như giảm nguy cơ bị ung thư ruột kết, hạn chế hình thành sỏi mật cũng như hỗ trợ tốt cho tim mạch, tiêu hóa, làm chậm quá trình oxy hóa,…. Thì nó còn giúp hạn chế bị táo bón, đẹp da tóc, không bị rạn da, xấu da.

Tham khảo các sản phẩm dầu ô liu, trái oliu tại đây: https://foodplaza.com.vn/danh-muc/san-pham-man/oliu-dau-oliu/

Chuyên mục: Dầu oliu với sức khỏe và sắc đẹp

Bình luận

Bài viết liên quan

Danh mục sản phẩm
Bài viết mới