Yến mạch – công dụng, cách sử dụng Yến mạch

  • Yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Về khía cạnh dinh dưỡng, đây được xem là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là beta glucan cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Không những thế, yến mạch cũng được biết đến như loại thực phẩm sở hữu hàm lượng protein, chất béo cao hơn hẳn so với nhiều loại ngũ cốc khác. Chính vì lẽ đó mà nó được ví như là “Nữ hoàng của các loại ngũ cốc”

Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm có hạt yến mạch (thường được sử dụng làm thực phẩm), lá và thân (rơm yến mạch) và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Lá, thân và cám yến mạch thường được sử dụng làm thuốc.

Cám yến mạch và yến mạch nguyên chất được sử dụng cho những người có huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường, hay các bệnh nhân có về đề tiêu hoá chẳng hạn như: hội chứng ruột kích thích, bệnh chi nang ruột non, bệnh viêm ruột, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như: bệnh tim, sỏi mật, ung thư kết tràng (ung thư đại tràng) và ung thư dạ dày.

Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ chế hoạt động của nó có thể được hiểu như sau: Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh. Cám yến mạch sẽ tác động và ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột các chất có nguy cơ gây bệnh tim, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, yến mạch còn có tác dụng làm giảm sưng trên da khi thoa yến mạch lên vùng da đó.

  • Công dụng của yến mạch:
  • Yến mạch có hiệu quả với bệnh tim và giảm cholesterol

Nhiều nghiên cứu cho rằng yến mạch có thể làm hạ mức cholesterol, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Lợi ích này của yến mạch đến từ thành phần chất xơ hòa tan là beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo và cholesterol bằng cách làm tăng độ nhớt của thực phẩm.

Khi vào trong ruột, beta glucan trong yến mạch liên kết với các axit mật giàu cholesterol mà gan sản xuất ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Beta glucan sau đó sẽ mang các axit này xuống đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Thông thường, các axit mật được tái hấp thu vào hệ thống tiêu hóa, nhưng beta glucan sẽ ức chế quá trình này, từ đó làm giảm mức cholesterol.

Bệnh tim: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ có thể sử dụng như một phần của chế độ ăn ít béo và cholesterol để giúp ngăn ngừa bệnh tim. Trên thực tế, cám yến mạch chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể cung cấp 750mg chất xơ hoà tan. Những thực phẩm chứa yến mạch nguyên hạt có thể được dán nhãn với xác nhận về sức khỏe giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi được đưa vào chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.

Giảm Cholesterol: Ăn yến mạch, cám yến mạch và các chất xơ hoà tan khác có thể làm giảm ở mức độ vừa phải lượng cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp (LDL) khi tiêu thụ như một phần chế độ ăn ít chất béo bão hoà. Đối với mỗi gam chất xơ hòa tan (beta glucan) ăn vào thì tổng lượng cholesterol giảm đi khoảng 1.42mg/dL và LDL giảm khoảng 1.23mg/dL. Khi ăn 3-10 gam chất xơ hoà tan có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 4-14mg/dL. Tuy nhiên, số lượng chất xơ hoà tan tăng cao và tăng hơn 10 gam mỗi ngày dường như không làm tăng hiệu quả của nó.

Ăn ba bát yến mạch (tương đương với 28 gam yến mạch trong khẩu phần ăn) mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 5mg/dL. Các sản phẩm yến mạch ăn liền như bánh xốp yến mạch, bột yến mạch cám yến mạch… có thể khác nhau về tác dụng làm giảm cholesterol, bởi nó phụ thuộc vào tổn hàm lượng chất xơ của từng sản phẩm. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại thực phẩm chứa cám yến mạch và các chất xơ hòa tan beta glucan trong việc làm giảm cholesterol toàn phần và LDL. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng nên uống khoảng 3 gam chất xơ hoà tan hàng ngày để giảm hàm lượng cholesterol máu. Tuy nhiên, khuyến nghị này không phù hợp với các kết quả nghiên cứu. Theo các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, thì cần ít nhất 3.6 gam chất xơ hoà tan hàng ngày mới có ý nghĩa để giảm cholesterol máu.

  • Yến mạch có thể có hiệu quả với bệnh đái tháo đường và ung thư dạ dày

Bệnh đái tháo đường:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi mức đường huyết không ổn định, mà kết quả thường là do sự suy giảm độ nhạy của hormone insulin. Beta glucan, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch được cho là có hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định.

Lượng beta glucan trong yến mạch giúp điều chỉnh cả lượng glucose và insulin sau những bữa ăn giàu carbohydrate. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin nghiêm trọng, một chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch làm giảm đến 40% liều insulin cần thiết để ổn định lượng đường huyết.

Theo các chuyên gia thì loại yến mạch cắt nhỏ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường, bởi nó ít qua xử lý nhất. Trong khi yến mạch cán dẹt lại có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) cao và lượng chất xơ ít hơn hẳn do đã được nấu chín một phần.

Ăn yến mạch và cám yến mạch trong 6 tuần có thể sẽ giảm lượng đường trong máu trước bữa ăn, lượng đường trong máy 24 giờ và nồng độ insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ăn 50-100 gam yến mạch thay vì sử dụng carbohydrate khác làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở một số người. Trong thời gian dài mà ăn 100gr yến mạch thay thế cho các loại carbohydrate khác sẽ có tác dụng hiệu quả lâu dài cho đường huyết. Hơn nữa, một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ 50 gam cám yến mạch mỗi ngày (có chứa khoảng 25 gam chất xơ hoà tan) có thể mang lại hiệu quả cao hơn chế độ ăn chất xơ vừa phải theo tiêu chuẩn (khoảng 24 gam) do hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị.

Ung thư dạ dày: Những người ăn yến mạch và cám yến mạch dường như có nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn so với những người không ăn.

  • Yến mạch có thể không có hiệu quả với bệnh ung thư kết tràng, huyết áp cao

Ung thư kết tràng: Những người sử dụng cám yến mạch và yến mạch nguyên chất dường như không giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng. Ngoài ra, ăn chất xơ của cám yến mạch cũng không có liên quan đến nguy cơ tái phát khối u kết tràng.

Huyết áp cao: Ăn yến mạch như bột yến mạch hoặc ngũ cốc yến mạch không làm giảm huyết áp ở những nam giới có huyết áp cao.

Giảm cân hiệu quả: Cảm giác no đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng vì khiến bạn không ăn quá nhiều mặc dù chưa thật sự đói. Sự thay đổi của tín hiệu no được cho là có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trong một nghiên cứu xếp hạng về hiệu quả no của 38 loại thực phẩm phổ biến, yến mạch đứng ở vị trí thứ 3.

Các chất xơ hòa tan trong yến mạch sẽ làm tăng cảm giác no bằng cách làm chậm tốc độ làm rỗng của dạ dày và kích thích sự giải phóng của các hormone làm no. Đặc biệt, yến mạch có lượng calo thấp và có hàm lượng xơ cao nên sẽ là một lựa chọn lý tưởng để thêm vào thực đơn giảm cân cho bạn.

Tác dụng của yến mạch với bệnh nhân celiac: Một chế độ ăn không gluten chính là giải pháp duy nhất cho những bệnh nhân celiac (bệnh không dung nạp gluten). Yến mạch không chứa gluten nhưng chứa một loại protein tương tự gọi là avenin.

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh celiac đều có thể hấp thu yến mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Yến mạch được chứng minh là giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn không gluten, trong đó có tăng cả lượng khoáng chất và chất xơ.

  • Ngoài ra, Yến mạch còn có các tác dụng khác:

Chức năng trí não: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng chiết xuất yến mạch xanh (Neuravena) có thể cải thiện tốc độ thực hiện chức năng trí não ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Da khô: Sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch dường như cải thiện làn da khô. Yến mạch giúp giữ ẩm da bằng cách hình thành một lớp phủ trên bề mặt da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng da bị khô và thô ráp. Thành phần chứa flavanoid có tác dụng ngăn chặn tia UVA nên có thể bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời.

Những sản phẩm làm đẹp được sản xuất từ yến mạch thường có tên là “colloidal oatmeal” – bột yến mạch keo. Yến mạch đã được sử dụng rất lâu để chữa trị tình trạng ngứa và kích ứng trong nhiều bệnh lý về da, chẳng hạn như eczema.

Ngăn ngừa hội chứng phân bố lại chất béo trong những người mắc bệnh HIV: Ăn chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm: yến mạch, với đủ thành phần chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng và protein có thể ngăn ngừa sự tích tụ chất béo ở người mắc bệnh HIV. Khi tăng 1 gam chất xơ trong toàn bộ chế độ ăn có thể làm giảm 7% nguy cơ tích tụ chất béo.

Làm giảm táo bón: Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần giàu chất xơ của yến mạch có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng táo bón. Những người bị táo bón thường xuyên sẽ khiến việc đi ngoài gặp khó khăn, không đều hay gây đau rát. Khi ấy, các chất xơ hòa tan trong bột yến mạch sẽ giúp phân mềm hơn và dễ thoát ra ngoài hơn.

Viêm loét đại tràng: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng sản phẩm yến mạch có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát viêm loét đại tràng.

Ngứa da ở những người mắc bệnh thận: Một số nghiên cứu ban đầu cho rằng, xoa kem dưỡng da có chứa thành phần là yến mạch làm giảm ngứa da ở những người mắc bệnh thận. Kem dưỡng da dường như có tác dụng như thuốc kháng histamin hydroxyzine 10mg.

Ngoài ra, yến mạch cũng có tác dụng với một số tình trạng khác. Tuy nhiên, những tác dụng này hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Chẳng hạn như: sự lo âu hay bồn chồn, bàng quang yếu, hội chứng ruột kích thích, ngăn chặn chất béo được hấp thụ từ ruột, táo bón, bệnh gout, bệnh viêm ruột, rối loạn khớp và gân, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh ngoài da, ….

  • Liều lượng sử dụng: Các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra liều lượng sử dụng bằng đường miệng như sau:
  • Đối với trường hợp có cholesterol cao: sử dụng 56-150 gam sản phẩm yến mạch nguyên chất như: cám yến mạch hoặc bột yến mạch, trong đó có chứa 3.6-10 gam betaglucan (chất xơ hoà tan) hàng ngày như chế độ ăn ít chất béo.
  • Để giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: sử dụng sản phẩm giày chất xơ như yến mạch nguyên chất có chứa 25 gam chất xơ hòa tan sử dụng hàng ngày, 38 gam cám yến mạch hoặc 75 gam bột yến mạch khô có chứa khoảng 3 gam betaglucan.

  • Các loại Yến mạch hiện có trên thị trường và cách sử dụng:
  • Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Sau khi được tuốt khỏi thân lá và bóc sạch vỏ, yến mạch nguyên hạt đã có thể chế biến và dùng được ngay. Tuy nhiên, loại này thường khá dai và để khắc phục nhược điểm này bạn nên nấu với thật nhiều nước theo tỷ lệ 3 phần nước : 1 phần yến mạch. Quá trình để cho ra yến mạch chín đều sẽ mất khoảng 50 phút.
  • Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut oats): Loại yến mạch này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Khi chế biến sẽ không dùng nhiều nước như yến mạch nguyên hạt nhưng vẫn mất tới 30 phút mới có thể nấu chín.
  • Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): So với hai loại trên thì yến mạch cán dẹt thường được sử dụng hơn cả. Theo đó, yến mạch cắt nhỏ khi được hấp chín và lăn dẹt sẽ cho ra yến mạch cán dẹt. Tùy vào độ mỏng và kích thước của hạt mà thời gian nấu chín sẽ có sự thay đổi. Thường thì loại yến mạch này sẽ mất khoảng 5 – 15 phút để nấu chín hoàn toàn với tỷ lệ lý tưởng nhất nhất là 1 phần yến mạch: 2 phần nước.
  • Yến mạch ăn liền (Instant Oats): Yến mạch ăn liền được làm từ yến mạch cán dẹt được cán mỏng, thường có thêm phụ gia như muối, đường hoặc hương liệu. Loại này thì chỉ cần đun sôi là dùng được ngay và dùng như bữa ăn sáng.
  • Yến mạch dạng bột: Yến mạch dạng bột được nghiền mịn từ yến mạch được cán dẹt. Loại bột yến mạch này thường được dùng để pha chế bột ăn dặm cho trẻ loặc làm mặt nạ dưỡng da.

Tham khảo thông tin các sản phẩm Yến mạch tại đây: https://foodplaza.com.vn/danh-muc/do-an-kieng-ngu-coc/yen-mach/

Chuyên mục: Yến mạch và công dụng

Bình luận

Bài viết liên quan

Danh mục sản phẩm
Bài viết mới